Ban CHQS thị xã Kinh Môn
Huyện Kinh Môn: Phòng, chống cháy rừng hiệu quả
23/07/2019 12:00:00

Kinh Môn là huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, có hơn 1.328ha rừng (chiếm 8% diện tích toàn huyện), chủ yếu là rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất. Những năm gần đây, huyện Kinh Môn luôn chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ, phòng chống cháy rừng hiệu quả.

Kinh Môn là huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, có hơn 1.328ha rừng (chiếm 8% diện tích toàn huyện), chủ yếu là rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất. Những năm gần đây, huyện Kinh Môn luôn chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ, phòng chống cháy rừng hiệu quả.
Lực lượng dân quân xã Lê Ninh cùng với chủ hộ có rừng phát dập thực bì, làm đường băng cản lửa bảo vệ rừng
Lê Ninh là xã có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất của huyện với 202ha, chủ yếu là keo, thông, độ che phủ gần 90% thuộc sở hữu của 236 hộ. Khi được giao khoán rừng, hiểu được những giá trị kinh tế rừng mang lại, các hộ dân đều nâng cao ý thức bảo vệ tài sản của mình. Ông Đỗ Văn Huân ở thôn Vĩnh Lâm có 13ha rừng và là một trong số 56 chủ hộ tham gia quản lý rừng cho biết: Từ khi nhận khoán rừng của xã, ngoài việc trồng mới, chăm sóc, chúng tôi luôn chấp hành nghiêm mọi quy định, như khi vào rừng không hút thuốc lá, thuốc lào, vào rừng đốt ong lấy mật đã được hạn chế triệt để...
Cùng chung nhận thức, 13 hộ có rừng ở xã An Phụ luôn phát quang, dập thực bì, khu giáp ranh đều làm đường băng cản lửa rộng 4m, tạo thuận lợi cho công tác tuần tra và có thể đưa phương tiện, máy móc ứng phó kịp thời nếu xảy ra cháy. Vào những đợt nắng nóng, khô hạn kéo dài, các chủ hộ đều phân công nhau phối hợp với cơ quan quân sự, công an xã thường xuyên kiểm tra vào các giờ cao điểm có nguy cơ cháy cao để phát hiện và ứng phó kịp thời khi có tình huống cháy xảy ra.
Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Đức, Chủ tịch UBND- Trưởng ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, phòng chống cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ xã An Phụ thì, UBND xã đã thành lập tổ dân phòng tại các khu dân cư, kiện toàn lực lượng chữa cháy rừng; chỉ đạo cơ quan quân sự, công an và bí thư các chi bộ, trưởng, phó thôn phối hợp với các chủ hộ có rừng nắm, quản lý diện tích rừng và trực vào giờ cao điểm. Đảng ủy- UBND xã phân công trách nhiệm cho từng đảng uỷ viên, ủy viên UBND xã phụ trách, chịu trách nhiệm về phòng chống cháy rừng của các thôn, khu dân cư; coi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên trong năm. Nhờ đó, đã tạo được sự chủ động và trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, đảng viên .
Ngoài việc kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, triển khai phương châm 4 tại chỗ: “lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ”, huyện chỉ đạo các xã thực hiện 4 sẵn sàng: “chỉ huy sẵn sàng, lực lượng sẵn sàng, phương tiện hậu cần sẵn sàng, thông tin liên lạc sẵn sàng” nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng cháy rừng xảy ra. UBND các xã thường xuyên cử người về địa bàn dân cư tuyên truyền những lợi ích của rừng, gắn lợi ích của nhân dân vào việc chăm sóc, bảo vệ rừng và thiết lập mạng lưới thông tin về phòng chống cháy rừng trên địa bàn toàn xã. Theo đó, khi có tình huống xảy ra, các cán bộ phụ trách, chủ hộ có rừng thông tin trực tiếp về Đài truyền thanh để Ban Chỉ huy phòng chống cháy rừng của xã báo cáo huyện và điều hành trên loa truyền thanh, hướng dẫn các tổ, đội, lực lượng hỗ trợ, cùng nhân dân tiếp cận, dập tắt khu vực có cháy xảy ra. Khi xảy ra đám cháy nhỏ, cán bộ phụ trách huy động lực lượng thuộc quyền để dập lửa và cử người canh tàn, tránh để ngọn lửa cháy trở lại.
Theo đồng chí Bùi Xuân Lộc, Phó Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn, huyện đưa vấn đề bảo vệ rừng trở thành một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết và xây dựng thành đề án để triển khai thực hiện và giao cho cơ quan quân sự làm cơ quan thường trực. Lực lượng dân quân cơ động làm nòng cốt, được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, thuần thục nghiệp vụ. Trong mùa cao điểm, huyện huy động 890 người tham gia phòng chống cháy rừng, trong đó, lực lượng tại chỗ 600 người, còn lại là lực lượng cơ động. Huyện bố trí lực lượng tại 4 trọng điểm là khu di tích Đền Cao- An Phụ; vùng rừng phòng hộ giáp ranh 2 xã Lê Ninh và Phúc Thành; rừng thông đang khai thác nhựa tại xã Hiệp Sơn và rừng trồng thông, keo ở xã Tân Dân. Huyện phân cấp chỉ huy chữa cháy theo tình hình thực tế, bảo đảm xử lý, khắc phục kịp thời khi sự cố xảy ra. Hằng năm, huyện trích trên 350 triệu đồng tổ chức tập huấn, mua sắm trang bị, vật tư và chi trả ngày công cho lực lượng huy động tham gia…
Những giải pháp trên không chỉ giúp các hộ dân ở Kinh Môn có rừng ổn định phát triển sản xuất mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, che chở cho các công trình quốc phòng, tạo nên thế phòng thủ liên hoàn vững chắc.
Nguyễn Văn Vinh
Các tin mới hơn
Ban CHQS thị xã Kinh Môn tổ chức kiểm tra bắn đạn thật cho chiến sĩ dân quân năm thứ nhất(16/04/2024)
Ban Tuyển sinh quân sự thị xã Kinh Môn tổ chức khám sức khoẻ tuyển sinh quân sự năm 2024(16/04/2024)
Tổng kết công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2024(16/04/2024)
Thị xã Kinh Môn: nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ(16/04/2024)
Khai mạc huấn luyện dân quân tự vệ năm thứ Nhất năm 2024(14/03/2024)
Các tin cũ hơn
Lực lượng vũ trang tỉnh chủ động ứng phó với cơn bão số 2(03/07/2019)
Chỉ huy trưởng mẫu mực(27/06/2019)
Ban chỉ huy Quân sự Kinh Môn: Sơ kết công tác Quốc phòng-quân sự địa phương 6 tháng đầu năm 2019(18/06/2019)
Kinh Môn: Hội thao Trung đội Dân quân cơ động năm 2019(31/05/2019)
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 4(31/05/2019)
na
Video
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website