Văn bản mới
Những điều cần biết về tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng hệ quân sự trong quân đội năm 2021 (phần 1)
30/03/2021 12:00:00

Phần 1

TUYỂN SINH ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI CÓ TRÌNH ĐỘ

ĐẠI HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI

Cơ quan Thường trực Ban TSQS Bộ Quốc phòng: Cục Nhà trường/BTTM

Điện thoại: 069 5342041 Fax: 024 37341771

Cổng thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng: http://bqp.vn

Cổng thông tin Điện tử Cục Nhà trường/BTTM:

http://nhatruongquandoi.bqp

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TUYỂN SINH QUÂN SỰ

1. Đối tượng tuyển sinh

Các học viện, trường đại học, trường quan đào tạo sĩ quan cấp phân đội, hằng năm tuyển thanh niên ngoài Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng có đủ tiêu chuẩn quy định vào đào tạo cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng.

2. Quyền lợi và nghĩa vụ của học viên trong các trường Quân đội

- Thí sinh trúng tuyển vào đào tạo sĩ quan được Quân đội bảo đảm về ăn, ở, mặc, phụ cấp hàng tháng, không phải đóng học phí, được đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học tập;

- Học viên phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội và quy định của nhà trường. Trong trường Quân đội, ngoài việc học tập, học viên được rèn luyện toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, nếp sống, sinh hoạt chính quy theo điều lệnh Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao khi ra trường;

- Sau từng năm học, những học viên được xếp loại xuất sắc; loại giỏi được hưởng chế độ khen thưởng theo quy định của Bộ Quốc phòng;

- Học viên được hưởng chế độ nghỉ hè, nghỉ tết theo quy định;

- Học viên tốt nghiệp ra trường sẽ được giám đốc, hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp; văn bằng tốt nghiệp cấp cho học viên khi tốt nghiệp ra trường là bằng đại học thuộc hệ thống văn bằng quốc gia, mẫu văn bằng do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định;

- Học viên tốt nghiệp được Bộ Quốc phòng phong quân hàm sĩ quan, như sau:

+ Học viên tốt nghiệp được Phong quân hàm sĩ quan cấp Thiếu úy;

+ Những trường hợp sau đây được phong quân hàm cấp Trung úy:

Học viên tốt nghiệp loại giỏi;

Học viên đào tạo trình độ đại học xếp loại tốt nghiệp khá, rèn luyện tốt, là một trong các đối tượng sau: Học viên đào tạo phi công, tàu ngầm. Học viên đào tạo trường ngoài Quân đội do cơ sở đào tạo trực tiếp quản lý, đào tạo tại nước ngoài. Học viên đào tạo bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư trường trong Quân đội; đào tạo trường ngoài Quân đội do các đơn vị Quân đội được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp; đào tạo các trường thuộc Bộ Công an và Học viện Kỹ thuật Mật mã; là Đảng viên chính thức Đảng Cộng sản Việt Nam. Học viên đào tạo các chuyên ngành còn lại trong khóa học được khen thưởng ít nhất 2 lần danh hiệu Chiến sĩ tiến tiến trở lên hoặc đạt giải chính thức tại các kỳ thi quốc gia, quốc tế; học viên là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 cùa Chính phủ và học viên được cử tuyển theo quy định của Nhà nước.

+ Những trường hợp sau đây được phong quân hàm cấp Thượng úy:

Học viên tốt nghiệp trình độ đại học tại các trường trong nước, là Đảng viên chính thức Đảng Cộng sản Việt Nam, xếp loại tốt nghiệp giỏi trở lên và có thành tích đặc biệt xuất sắc được tặng thưởng Huân chương Chiến công trở lên;

Học viên tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc tương đương tại các trường nước ngoài xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, rèn luyện tốt.

- Tất cả học viên sĩ quan đều phải nghiêm chỉnh chấp hành việc phân công công tác sau tốt nghiệp. Bộ Quốc phòng phân công công tác, căn cứ vào mục tiêu đào tạo và nhu cầu của từng đơn vị. Những học viên tốt nghiệp loại xuất sắc và giỏi được ưu tiên xem xét nguyện vọng khi phân công công tác.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ VỀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG QUÂN SỰ

1. Các học viện, trường tuyển sinh

a) Đào tạo đại học quân sự

Có 17 học viện, trường tuyển sinh gồm: Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Hậu cần, Học viện Khoa học quân sự, Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Hải quân, Học viện Biên phòng, Trường Sĩ quan Lc quân 1 (tên dân sự là Trường Đại học Trần Quốc Tun), Trường Sĩ quan Lục quân 2 (tên dân sự là Trường Đại học Nguyễn Huệ), Trường Sĩ quan chính trị (tên dân sự là Trưng Đại học Chính trị), Trường Sĩ quan Thông tin (tên dân sự là Trường Đại học Thông tin liên lạc), Trường Sĩ qụan Công binh (tên dân sự là Trường Đại học Ngô Quyền), Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, Trường Sĩ quan Đặc công, Trường Sĩ quan Phòng hoá, Trường Sĩ quan Không qn.

-Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Bình trở ra, Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyn thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở vào: Thí sinh dự tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2 phải có hộ khẩu thường trú phía Nam (từ tnh Quảng Trị trở vào), thời gian có hộ khẩu thưng trú phía Nam (tính đến tháng 9 năm dự tuyển) phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên; có ít nhất năm lóp 12 học và dự thi tốt nghiệp Trung học ph thông (THPT) tạỉ các tnh phía Nam.

m 2021, không tuyển sỉnh đào to ngành Tài chính tại Hc viện Hậu cần và ngành Quan hệ quốc tế về quốc phòng tại Học viện Khoa học quân sự.

b) Đào tạo cao đẳng quân sự

Trường Sĩ quan Không quân tuyển sinh vào đào tạo cao đẳng Kỹ thuật Hàng không;

2. Đối tưng tuyển sinh

a) Đào tạo đại học quân sự

- Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội đ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh).

Các đối tượng quy định tại mục này, nếu có nguyện vọng đăng ký dự tuyển, các đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ sơ tuyển những trường hp đủ tiêu chuẩn, nộp cho các trường theo đúng quy trình, nhưng phải bảo đảm đủ quân số thực hiện nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu.

- Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân), số lượng đăng ký dự tuyển không hạn chế.

- Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân:

+ Tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành: Bác sĩ quân y tại Học viện Quân y và các ngành đào tạo ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự;

+ Tuyển không quá 06% trên tổng chỉ tiêu vào đào tạo các ngành: Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điện tử Y sinh, Khí tài quang, Địa tin học tại Học viện Kỹ thuật quân sự.

Đối vi các ngành được giao chỉ tiêu tuyển thí sinh nữ, mỗi ngành được tuyển tối thiểu 02 thí sinh.

Năm 2021, không tuyển sinh đào tạo ngành Tài chính tại Học viện Hậu cần và ngành Quan hệ quốc tế về quốc phòng tại Học viện Khoa học quân sự.

b) Đào tạo cao đẳng quân sự

Tuyển thí sinh nam, đối tượng tuyển sinh thực hiện như đào tạo đại học quân sự.

3. Tiêu chuẩn tuyển sinh

Thí sinh trúng tuyển, được vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự là những người có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Yêu cầu tự nguyện:

- Thí sinh tự nguyện đăng ký xét tuyển vào trường quân sự;

- Khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học;

- Khi tốt nghiệp chấp hành sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng.

b) Yêu cầu về chính trị, đạo đức:

- Lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ điều kiện để có thể kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Thông tư s 05/2021/TT-BQP ngày 16/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Quc phòng quy định tiêu chuẩn chính trị ca sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Có phấm chất đạo đức tt, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Trường hợp quân nhân phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ.

c) Yêu cầu về văn hoá: Thực hiện theo Quy chế của Bộ GD&ĐT tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp.

Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

d) Yêu cầu về sức khoẻ:

- Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch s 16/2016/TTLT-B YT-BQP ngày 30/6/2016 của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch s 16/2016/TTLT-BYT-BQP), theo các chỉ tiêu; thể lực (trừ chiều cao, cân nặng có quy định riêng); mắt (trừ tật khúc xạ cận thị có quy định riêng); tai-mũi-họng; răng-hàm-mặt; nội khoa; tâm thn kinh; ngoại khoa; da liu và sản phụ khoa (đối với nữ);

- Một số tiêu chuẩn quy định riêng cho từng đối tượng, như sau:

+ Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:

Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;

Mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.

+ Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không - Không quân và Hệ đào tạo cao đẳng quân sự Trường Sĩ quan Không quân:

Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt Điểm 1 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT- BYT-BQP (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên);

Mắt: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt Điểm 1 theo quy định tại Thông tư liên tịch số l6/2016/TTLT-BYT-BQP.

+ Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) có thể lực đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, nhưng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên;

+ Thí sinh nam là người dân tộc thiu số thuộc 16 dân tộc rất ít người theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Thng Chính phủ về quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người (gồm các dân tộc : Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) dự tuyển vào tất cả các trường: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung;

+ Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung;

+ Tuyển sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân, chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không - Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện xét tuyển vào đào tạo phi công quân sự.

đ) Yêu cầu về độ tuổi: Tính đến năm xét tuyển.

- Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi;

- Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi.

4. Chính sách ưu tiên trong TSQS

a) Chính sách ưu tiên đối tượng

Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: Đại học thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, cao đẳng thực hiện theo quy đinh của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB & XH) năm 2021.

b) Chính sách ưu tiên theo khu vực

Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: Đại học thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, cao đẳng thực hiện theo quy định của Bộ LĐTB & XH năm 2021.

c) Chính sách ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng

- Đối tượng ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng: Đại học thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của Bộ Quốc phòng; cao đẳng thực hiện theo quy định của Bộ LĐTB & XH và quy định của Bộ Quốc phòng;

- Chỉ tiêu và phương thức xét tuyển thẳng vào các trường Quân đội thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Các quy định cụ thể về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, thí sinh cần tới Ban TSQS đơn vị (đối với quân nhân); Ban TSQS huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tnh (đối với thanh niên ngoài Quân đội) để được hướng, dẫn chi tiết khi kê khai hồ sơ đăng ký sơ tuyển.

5. Công tác sơ tuyển, đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nht)

Năm 2021, mỗi thí sinh phải làm 2 loại hồ sơ riêng biệt: 01 bộ hồ đăng ký tuyển (do Ban TSQS Bộ Quốc phòng phát hành) và 01 bộ hồ sơ đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp THPT (do Bộ GD&ĐT phát hành), cụ thể như sau:

a) Đăng ký sơ tuyển

- Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội mua hồ sơ và đăng ký sơ tuyển tại Ban TSQS cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);

- Thí sinh là quân nhân tại ngũ đăng ký sơ tuyển tại đơn vị cp trung đoàn hoặc tương đương (gọi chung là cấp trung đoàn);

- Mỗi thí sinh đăng ký sơ tuyển phải có 01 bộ hồ sơ sơ tuyển (hồ sơ tuyệt đối không được tẩy xoá, nếu sửa chữa phải có chữ ký và du của cơ quan có thm quyn). Hồ sơ gồm có :

+ 1 bản thẩm tra xác minh lý lịch;

+ 1 phiếu khám sc khoẻ;

+ 3 phiếu đăng ký sơ tuyển;

Thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ sơ tuyển thuộc phần quy đnh thí sinh tự khai, phải ghi rõ trường đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, tổ hợp các môn đăng ký xét tuyển và các nội dung quy định trên phiếu, không nhờ người khác viết hộ; trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển theo đúng thời gian quy định; Ban TSQS cấp huyện và đơn vị cp trung đoàn hướng dẫn viết kê khai, đối chiếu, thu và ký xác nhận h sơ theo đúng quy trình.

Bản thẩm tra xác minh chính trị do cán bộ tuyển sinh Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với thanh niên ngoài Quân đội), đơn vị (đối vi quân nhân) đi thẩm tra xác minh theo quy định.

Phiếu khám sức khỏe do Hội đồng khám tuyển sức khỏe cấp huyện và đơn vị cp trung đoàn tổ chức.

Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên, nộp 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên hp lệ, đối tượng là con thương binh, con bệnh binh, con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh, phải có bản photocopy có công chứng Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh.v.v...

b) Thi gian tổ chức tuyển tại các đơn vị, địa phương: Từ 01/3 đến trước ngày 25/4/2021.

c) Đăng ký d Kỳ thi tốt nghiêp THPT và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cáo nhắt) vào hệ quân sự các trường trong Quân đội.

- Thí sính là thanh niên ngoài Quân đội: Đăng ký dự thi K thi tốt nghiệp THPT tại địa điểm do các Sở GĐ&ĐT quy định sao cho thuận tiện nhất.

- Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ: Ban TSQS cấp trung đoàn hoặc tương đương chịu trách nhiệm liên hệ, mua hồ sơ, hướng dẫn thí sinh làm thủ tục và đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT cho quân nhân đã sơ tuyn đủ tiêu chuẩn.

- Năm 2021, theo quy định của Bộ GD&ĐT thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyn ĐH, CĐ ngay từ khi đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Sau khi có kết quả trong Kỳ thi tt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh các nguyện vọng đăng ký xét tuyn theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng;

- Trong xét tuyển đợt 1: Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc nhóm trường thí sinh được điu chỉnh nguyện vọng, các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội.

- Các trường Quân đội và trường Công an đều chỉ xét tuyển đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất), Ban TSQS cấp huyện thông báo rộng rãi, hướng dẫn thí sinh chỉ làm hồ sơ sơ tuyển vào 1 trong 2 khối trường (thí sinh đã tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Công an thì không tham gia sơ tuyn vào các trường thuộc Bộ Quốc phòng) và chủ động phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện để đối chiếu danh sách;

- Các trường tải dữ liệu thí sinh đăng ký xét tuyển từ cổng thông tin thi tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, đối chiếu với dữ liệu của thí sinh theo hồ sơ sơ tuyển; nếu có sự sai lệnh (đặc biệt là về dữ liệu khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên), các trường phải phi hợp với Ban TSQS các địa phương, đơn vị và thí sinh xác minh, làm rõ trước khi t chức xét tuyển. Thí sinh đề nghị thay đổi dữ liệu xét tuyển phải có đơn đề nghị và có xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định của Bộ GD&ĐT.

d) Địa điểm dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Tại các cụm thi do Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

e) Vbài thi, môn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT:

- Thí sinh chưa tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi, môn thi để xét công nhận tốt nghiệp và đăng ký dự thi thêm các bài thi, môn thi phù hợp với bài thi, môn thi trong tổ hp các môn thi đ xét tuyn đại học, cao đng do các trường đại học, cao đẳng quy định;

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ để xét tuyển sinh đại học cao đẳng, đăng ký dự thi các bài thi, môn thi phù hp với tổ hp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường đại học, cao đẳng mà thí sinh có nguyện vọng dự tuyn.

6. Tổ hp môn xét tuyển, công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển

a) Tổ hợp môn xét tuyển: Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Trường tuyển sinh theo tổ hợp khối B00 và A00: Học viện Quân y;

- Trường tuyển sinh theo tổ hp khối C00 và A01: Học viện Biên phòng;

- Trường tuyển sinh theo tổ hp khối D01, D02, D04 và A00, A0l: Học viện Khoa học quân sự (tùy theo từng ngành tuyển sinh);

- Trường tuyển sinh theo tổ hợp khối C00, A00 và D01: Trường Sĩ quan Chính trị;

- Các trường tuyển sinh theo tổ hợp khối A00 vá A0l gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Phòng không - Không quân, Hải quân và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Thông tin, Công binh, Đặc công, Không quân, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa.

b) Hồ sơ đăng ký xét tuyển đi học, cao đẳng quân sự:

- Các trường trong Quân đội chỉ nhận hồ sơ xét tuyn đi học, cao đẳng quân sự đối với những thí sinh đã qua sơ tuyn, có đủ tiêu chuẩn theo quy định ca Bộ Quốc phòng, dự Kỳ thi tt nghiệp THPT (trong năm đăng ký xét tuyển) đlấy kết qủa xét tuyển ĐH, CĐ, các môn thi phù hp với tổ hp các môn thi để xét tuyển vào các trường trong Quân đội mà thí sinh đăng ký;

- Trong xét tuyển đợt 1: Các học viện, trưng trong Quân đội chỉ xét tuyn vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với các thí sính đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc nhóm trường thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng. Nếu thí sinh không đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào hệ quân sự các trường trong Quân đội, sẽ không được tham gia xét tuyn.

- Trường hp thí sinh không gửi đủ hồ sơ xét tuyển về trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc nhóm trường thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng theo đúng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT thì s mất quyền xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường đã sơ tuyển;

- Trường hp thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển vào trường không nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc nhóm trường thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng thì không được xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường đó.

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

7. Điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần theo quy định ca Bộ GD&ĐT.

Đi với việc điu chỉnh đăng ký xét tuyển vào các trường Quân đội, cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo nhóm trường như sau:

- Nhóm 1: Gồm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, PK-KQ (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc-công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.

- Nhóm 2: Gồm các học viện: K thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, PK-KQ (hệ Kỹ sư hàng không).

8. Xét tuyn đợt 1 và xét tuyển bổ sung

Các trường khai thác thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh trên cổng thông tin tuyển sinh ca Bộ GD&ĐT để dự kiến điểm trúng tuyển, dự kiến danh sách thí sinh trúng tuyển, công bố kết quả trúng tuyển cập nhật lên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT danh sách thí sinh xác nhận nhập học theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng. Các trường thực hiện các đợt xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

a) Xét tuyển đợt 1

- Trên cơ sở kết quả đăng ký xét tuyển theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển của thí sinh và chỉ tiêu đào tạo, các trường đề xuất điểm tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất), báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng;

- Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào các học viện, trường trong Quân đội, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

b) Xét tuyển bổ sung

- Các trường khi tuyển nguyện vọng 1 còn thiếu chỉ tiêu, hoặc khi thí sinh đến nhập học không đủ và đến nhập học nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập học, phải loại ra, s lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu Bộ Quốc phòng giao, thì được xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho đủ chỉ tiêu; quy trình xét tuyển thực hiện theo quy chế của Bộ GD&ĐT và phải bảo đảm tỷ lệ vùng, miền;

- Việc xét tuyển các nguyện vọng bổ sung vào các trường đại học, cao đẳng quân sự: Chỉ xét tuyển những thí sinh đăng ký dự tuyển vào đại học, cao đẳng hệ quân sự trong các trường trong Quân đội, không trúng tuyển nguyện vọng 1, đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào các trường đại học, cao đẳng quân sự khác đã tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT (trong năm đăng ký xét tuyển), đủ điều kiện về sức khỏe, vùng tuyển và tổ hợp môn xét tuyn của trường xét tuyển nguyện vong bổ sung và chỉ được xét tuyển khi trường đó còn chỉ tiêu tuyển sinh.

c) Nguyên tắc xét tuyển:

Căn cứ vào tổng điểm thi của thí sinh, gồm tổng điểm thi 3 môn đăng ký xét tuyển (các trường có quy đnh môn thi chính, môn thi chính nhân hệ số 2 và quy đổi theo quy định của Bộ GD&ĐT) và điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân; các trường xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh; thực hiện xét tuyển từ thí sính có tổng điểm thi cao nht trở xung đến đủ chỉ tiêu.

Trường hp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thi sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyn theo các tiêu chí phụ, như sau:

* Tiêu chí 1:

- Đối với trường có tổ hp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển;

- Đối với trường có tổ hp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, tiếng Anh thì thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;

- Một s trường áp dụng tiêu chí phụ riêng như sau:

+ Học vin Khoa học quân sự: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ (môn Ngoại ngữ là môn thi chính nhân hệ số 2) thì thí sinh có đim môn Ngoại ngữ cao hơn sẽ trúng tuyển;

+ Học viện Quân y (xét tuyển theo 2 tổ hợp gồm: Tổ hợp: Toán, Lý, Hóa và T hợp: Toán, Hóa, Sinh): Thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyn;

+ Trường Sĩ quan Chính trị: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, tiếng Anh thì thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;

* Tiêu chí 2:

Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau:

- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có đim thi môn Sử cao hơn sẽ trúng tuyển;

- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, tiếng Anh thì thí sinh có đim thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyn;

- Một số trường áp dụng tiêu chí phụ riêng như sau:

+ Học viện Khoa học quân sự: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ thì thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyn;

+ Học viện Quân y (xét tuyển theo 2 tổ hợp gồm: Tổ hợp: Toán, Lý, Hóa và Tổ hợp: Toán Hóa, Sinh): Thí sinh có điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển;

+ Trường Sĩ quan Chính trị: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, tiếng Anh thì thí sinh có điểm môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển;

* Tiêu chí 3:

Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau:

- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có điểm thi môn Địa cao hơn sẽ trúng tuyển;

- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, tiếng Anh thì thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển;

- Một số trường áp dụng tiêu chí phụ riêng như sau:

+ Học viện Khoa học quân sự: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán Văn Ngoại ngữ thì thí sinh có điểm môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển-

+ Học viện Quân y (xét tuyn theo 2 tổ hợp gồm: Tổ hợp: Toán, Lý, Hóa và Tổ hợp: Toán, Hóa, Sinh): Thí sinh có điểm thi môn Lý hoặc môn Sinh cao hơn sẽ trúng tuyển

+ Trường Sĩ quan Chính trị: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn tiếng Anh thì thí sinh có điểm môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển;

Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

9. Điểm chuẩn tuyển sinh

a) Quy định chung

- Thực hiện một điểm chuẩn chung vi đối tượng thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài Quân đội; xác định đim chun riêng theo đối tượng Nam - Nữ (nêu trường có tuyn thí sinh nữ); theo thí sinh có hộ khu thường trú ở khu vực phía Bắc (tính từ Qung Bình trở ra) và thí sinh có hộ khu thường trú khu vực phía Nam (tính từ Quảng Trị trở vào) hoặc theo từng Quân khu; thí sinh là quân nhân tại ngũ được xác định điểm tuyển theo hộ khẩu thường trú (chỉ tiêu cụ thể được công b, tại Phần 3 ca tài liệu này).

- Thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú phía Nam (từ tỉnh Quang Trị tr vào), thời gian có hộ khẩu thường trú phía Nam (tính đến tháng 9 năm dự tuyển) phi đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên, có ít nhất năm lp l2 học và dự thi tt nghiệp THPT tại các tỉnh phía Nam;

- Đối với các học viện, trường có xét tuyển đồng thời tổ hợp xét tuyển: Toán Lý, Hóa (Tổ hợp A00) và Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, tiếng Anh (Tổ hợp A01): Thực hiện một điểm chuẩn chung cho Tổ hợp xét tuyển A00 và Tổ hp xét tuyển A01.

b) Một số quy định riêng

- Học viện Khoa học quân sự:

Các ngành đào tạo ngoại ngữ: Thực hiện một điểm chuẩn chung cho cùng một đối tượng thí sinh nam hoặc đối tượng thí sinh nữ trong cả nước;

+ Thực hiện một đim chuẩn chung giữa các tổ hợp xét tuyến:

Tổ hợp A00 và A01 vào đào tạo ngành Trinh sát kỹ thuật; .

Tổ hợp D01 và D02 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Nga;

T hợp D01 yà D04 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc,

- Học viện Quân y: Thực hiện một điểm chuẩn chung cho T hợp xét tuyển A00 và Tổ hợp xét tuyển B00;

- Trường Sĩ quan Không quân thực hiện một điểm chuẩn xét tuyển chung vào đào tạo Phi công quân sự cho thí sinh trong cả nước.

10. Công bố kết quả tuyển sinh, báo gọi nhập học

a) về công bố kết quả tuyển sinh: Năm 2021, các trường Quân đội công bố công khai kết quả tuyển sinh theo Quy chế của Bộ GD&ĐT trên trang thông tin điện tử (website) của trường, cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng (http://bqp.vn), cổng Thông tin Cục Nhà trường/BTTM (http://nhatruohgquandoi.bqp) và các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài Quân đội.

b) Báo gọi nhập học: Sau khi được Ban TSQS Bộ Quốc phòng thông báo điểm chuẩn tuyển sinh, các trường Quân đi gửi giy triu tập vào học đi với thí sinh trúng tuyển theo quy định. Các mốc thời gian TSQS:

- Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư TSQS sửa đổi vào tháng 03/2021;

- Thời gian đăng ký sơ tuyển tại Ban TSQS các địa phương: Từ 01/3 đến trước ngày 25/4/2021;

- Thời gian đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT;

- Thời gian xét tuyển: Theo quy định chung của Bộ GD&ĐT năm 2021.

Ghi chú: Trường Sĩ quan Không quân tuyển sinh đào tạo cao đẳng quân sự: Thực hiện như tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tại các trường trong Quân đội.

III. MỘT S HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÁN BỘ TUYỂN SINH CP SỞ

1. Ban TSQS Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số nội dung và yêu cu trong công tác TSQS, như sau:

a) Ban TSQS cấp huyện giao nhiệm vụ cho trợ lý, cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh tuyên truyền hướng nghiệp với đối tượng thanh niên học sinh ngoài Quân đội ở địa phương mình; trong quý 1 tiến hành tuyên truyền tại các trường THPT trên địa bàn mỗi trường từ 1 giờ đến 2 giờ (chủ động đến từng trường đ thng nht kế hoạch và nội dung tuyên truyền).

b) Ban TSQS cấp trung đoàn giao nhiệm vụ cho trợ lý, cán bộ phụ trách tuyển sinh có nhiệm vụ tuyên truyền hướng nghiệp với đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong đơn vị mình; lấy cấp tiểu đoàn đủ quân làm đơn vị tuyên truyền, tại mỗi nơi từ 1 giờ đến 2 giờ.

c) Trợ lý, cán bộ phụ trách tuyển sinh cấp huyện (đối với địa phương) và cấp trung đoàn (đối với đơn vị), hàng năm lập kế hoạch tổ chức tuyên truyền TSQS, báo cáo chỉ huy trưởng quận, huyện, thị xã, trung đoàn và tương đương phê duyệt kế hoạch và đôn đc thực hiện; sau đó báo cáo kết quả tuyên truyền cho cấp tỉnh, cấp sư đoàn đ báo cáo cơ quan quân hun - nhà trường quân khu, quân đoàn,.. báo cáo v Ban TSQS Bộ Quốc phòng. Việc trực tiếp tuyên truyền có thể là trợ lý tuyển sinh, hoặc cán bộ khác trong đơn vị nắm chắc nội dung, có phương pháp truyền đạt phù hơp với đối tượng. Cán bộ tuyn truyền TSQS dựa vào tài liệu này và tài liệu “Hỏi - Đáp v TSQS vào đào tạo đại học, cao đẳng trong Quân đội” biên soạn nội dung để tuyên truyền đạt kết quả tốt.

2. Các cấp từ quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, sư đoàn, lữ đoàn...: Củng cố, kiện toàn Ban TSQS cp mình và trợ lý, cán bộ phụ trách tuyển sinh đến tận cấp huyện và cấp trung đoàn.

3. Phòng Quân huấn - Nhà trường (phòng Nhà trường), phòng Cán bộ, phòng Quân lực các tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, binh chủng...là các cơ quan chịu trách nhiệm chính giúp Ban TSQS cấp mình thực hiện nhiệm vụ TSQS hàng năm.

4. Ban TSQS các cấp tỉnh (thành phố), huyện cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương. Sở GD&ĐT, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, hội cựu chiến binh, các phương tiện thông tin đại chúng.... làm công tác tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp quân sự cho thanh niên, nht là đi với khu vực phía Nam, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, kết hợp tuyển quân với tuyển sinh và tạo nguồn phát triển Đảng.

5. Các học viện, trường cần chủ động, tìm mọi biện pháp phi hợp với các cơ quan tuyên truyền như đài, báo, truyền hình trong và ngoài Quân đi đ gii thiệu v trường mình và những điu cn biết v TSQS.
 
Thông tin về tuyển sinh vào các trường đại học, cao đng trong Quân đội sđược đăng trên các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử Bộ Quc phòng (http://bqp.vn) và thông báo tại Phần 3 tài liệu này: Chỉ tiêu tuyển sinh và những điu cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng các trường Quân đội năm 2021.

Phần 2

GIỚI THIỆU V CÁC HỌC VIỆN,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC, TRƯỜNG TRONG QUÂN ĐỘI

 

I - HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

Quá trình hình thành và phát triển

Học viện Kỹ thuật Quân sự là trường đại học trọng điểm quốc gia đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ GD&ĐT. Học viện có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật, chỉ huy tham mưu kỹ thuật có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho Quân đội. Đào tạo nguồn nhân lc cht lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân đi. Kết hợp nghiên cứu với triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ với sản xuất. Quá trình hình thành và phát trin gn với một số mốc lịch sử chính như sau:

- Ngày 08 tháng 8 năm 1966 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập cơ sở đào tạo kỹ sư quân sự trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội (Phân hiệu 2 – Đi học Bách khoa Hà Nội);

- Ngày 28 tháng 10 năm 1966, tổ chức Lễ thành lập Phân hiệu 2 - Đại học Bách khoa Hà Nội, và ngày này là ngày truyền thống của Học viện.

- Ngày 18 tháng 10 năm 1968, Phân hiệu 2 Đại học Bách khoa Hà Nội đươc chuyn tên thành Đại học Kỹ thuật Quân sự;

- Ngày 15 tháng 12 năm 1981, theo Quyết định số 412/QĐ-QP Học viện Kỹ thuật Quân sự được thành lập trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự;

- Từ năm 2002, Học viện được nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sư ở các bậc học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Tháng 01 năm 2008, Học viện được Nhà nước công nhận là một trong 15 trường Đại học trọng điểm Quốc gia.

Thành tích tiêu biểu

- 01 Huân chương Độc lập hạng nhì - năm 2016;

- Huân chương Hồ Chí Minh - năm 2011;

- Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - năm 2005;

- 01 Huân chương Độc lập hạng nhất - năm 2001;

- 01 Huân chương Độc lập hạng ba - năm 1991;

- 01 Huân chương Lao động hạng ba - năm 1969;

- 02 Huân chương Quân công hạng nhất - năm 1984 và 1996;

- 01 Huân chương Quân công hạng nhì - năm 1976;

- 01 Huân chương Chiến công hạng nhất - năm 2003;

- 01 Huân chương Chiến công hạng nhì - năm 1979;

- 01 Huân chương Chiến công hạng ba - năm 1974.

Địa điểm

Học viện có một số tổ chức cơ sở đào tạo như sau:

- Cơ sở chính: số 236, đường Hoàng Quốc Việt, thành phố Hà Nội;

- Khu Xuân Phương: Đường Kiều Mai, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội;

- Đại diện phía Nam: số 71, đường Cộng Hoà, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh;

- Trung tâm huấn luyện 125: Phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tnh Vĩnh Phúc;

- Điện thoại: 069 698 262;

- Email: hvktqs.phongdaotao@gmail.com;

- Website: http://www.mta.edu.vn.

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên Học viện có trình độ cao, giàu kinh nghiệm thực tế, được đào tạo tại các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế với trên 80% có trình độ sau đại học, trong đó có: 10 Giáo sư, 77 Phó Giáo sư, 02 Tiến sĩ Khoa học, 359 Tiến sĩ, 397 Thạc sĩ.

5. Chương trình đào tạo

Thường xuyên được cập nhật, đổi mới đảm bảo tính định hướng nghề nghiệp chuyên sâu và theo kịp trình độ chung, đáp ứng yêu cầu xã hội, cũng như yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Học viên, sinh viên sau khi tốt nghip tại Học viện có th tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu hoặc nâng cao các trường đại học trong và ngoài nước, hoặc học tiếp tại Học viện Kỹ thut Quân s ở các bậc học cao hơn.

Hệ k sư quân sự: Đào tạo kỹ sư phục vụ trong quân đội. Học viên đào tạo hệ k sư quân sự được bảo đảm mọi mặt trong sinh hoạt và học tập, được Bộ Quốc phòng phân công ngành học, nơi công tác khi tốt nghiệp ra trường. Hiện nay, Học vin đào tạo 45 chuyên ngành kỹ sư quân sự thuộc các ngành/lĩnh vực: Xây dựng; Giao thông, Hàng không vũ trụ; Hàng hải; Cơ khí; Vũ khí; Động lực; Hóa học; Vật liệu; Môi trường; Cơ - Điện tử; Quang học và Quang-điện tử; Điện-Điện tử; Điện tử truyn thông; Điều khiển và Tự động hóa; Công nghệ thông tin.

Hệ kỹ sư dân sự: Đào tạo kỹ sư cho nền kinh tế quốc dân phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, Học viện đào tạo nhiu chuyên ngành kỹ sư dân sự thuộc các lĩnh vực: Công nghệ thông tin; an toàn thông tin; kỹ thuật điện tử - viễn thông; kỹ thuật điều khiển và tự động hóa...

II - HỌC VIỆN QUÂN Y

1. Quá trình hình thành và phát triển

Học viện Quân y được thành lập ngày 10/3/1949 với tên gọi ban đầu là trường Quân y sĩ Việt Nam. Tháng 7/1957, Bộ Quốc phòng quyết định chuyn trường Quân y sĩ thành trường Sĩ quan Quân y, sau đó là Viện Nghiên cứu Y học quân sự có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan quân y phục vụ Quân đội. Tháng 8/1966, Chính phủ ra Quyết định thành lập trường Đại học Quân y. Ngày 16/10/1981, Bộ Quc phòng quyết định chuyển trường Đại học Quân y thành Học viện Quân y nằm trong hệ thống các Học viện, Nhà trường Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đây là một bước phát triển về chất, Học viện trở thành Trung tâm Y học hàng đầu của Quân đội và cũng là một trung tâm khoa học lớn của cả nước.

Tháng 7 năm 2014, Học viện được Nhà nước công nhận là một trong các trường xây dựng thành Đại học trọng điểm Quốc gia.

Học viện Quân y thực hiện thành công ca ghép Thận, ghép Gan và ghép Tim đầu tiên trên người tại Việt Nam, năm 2014, ln đu tiên ghép thành công đồng thời đa tạng Tụy, Thận trên người, năm 2017 ghép phi trên người cho sống góp phần tích cực vào sự nghiệp phát trin của y học nước nhà. Ngoài ra Học viện là một trong những trung tâm hàng đầu về thụ tinh nhân tạo giúp những người vô sinh, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nhà trường luôn là một trong những trường có phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học mạnh nht cả nước, học viên của trường tham gia các hội thao sinh viên nghiên cứu khoa học hàng năm đều đạt giải cao và đứng tốp đầu các trường đại học trong cả nước.

Học viện đã và đang hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước Đức, Nga, Mỹ, Singapor, Nhật Bản, Hàn Quốc

Phương hướng trong những năm tới, Học viện Quân y tiếp tục phát triển mọi mặt để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và điều trị xây dựng Hc viện Quân y xứng đáng là “Trường trọng điểm Quốc gia”; xứng đáng là một trung

tâm đào tạo - nghiên cứu khoa học - điều trị có uy tín trong nước và khu vực

2. Thành tích tiêu biu

- Huân chương Sao vàng: 2008;

- Huân chương Hồ Chí Minh: 1999;

- 02 Huân chương Độc lập: hạng nhất: 1989; hạng Ba: 2014;

- Huân chương Quân công (03): hạng Nhất: 1984; hạng Nhì: 1974; hạng Ba: 1983;

- Huân chương Chiến công (02): hạng nhì: 1958; hạng Nhất: 1967;

- Huân chương Lao động (02): hạng Nhất: 2004, 2011;

- Huân chương Bảo về Tổ quốc (02): hạng Ba: 2005; hạng Nhì: 2010;

- Danh hiệu5; thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ: 2010; thời kỳ Kháng chiến chống Pháp: 2014;

- Giải thưởng Hồ Chí Minh cho Cụm công trình ghép tạng: 2005.

3. Địa điểm

- Số 160 Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội;

- Điện thoại: 069 566204; 02436880412;

- Email: tuyensinhhvqy@vmmu.edu.vn;

- Website: http://www.hocvienquany.vn.

4. Đội ngũ giảng viên hiện tại

- 95% giảng viên có trình độ sau đại học;

- Có 07 Giáo sư, 106 Phó giáo sư, 94 Tiến sĩ, 195 Thạc sĩ; 03 Nhà giáo ưu tú.

5. Ngành đào tạo, tuyển sinh.

- Bác sĩ đa khoa Quân y;

- Dược sĩ đại học Quân sự;

- Bác sĩ đa khoa Dân y;

- Dược sĩ đại học Dân sự;

- Đại học điều dưỡng (liên thông từ Trung cấp và Cao đẳng điều dưỡng).

III - HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ

1. Quá trình hình thành và phát triển

Học viện Khoa học Quân sự là cơ sở đào tạo nhiều ngành ở bậc đại học và sau đại học. Học viện Khoa học Quân sự có tiền thân từ trường Huấn luyện quân sự được thành lập ngày 10/6/1957 theo Quyết định số 042/QĐ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã trưởng thành phát triển toàn diện, trở thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của Bộ Quốc phòng Với sự phát triển không ngừng v nhiệm vụ, đến nay Học viện đã được giao nhim vụ đào tạo cán bộ quân sự có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân và nhiều loại hình đào tạo ngắn hạn, bồi dưng... thuộc các chuyên ngành Khoa học quân sự, Quan hệ quc tế về Quốc phòng, các ngành ngôn ngữ. Đối với đào tạo đại học, Học viện đào tạo các ngành TSKT, Quan hệ Quc tế về Quốc phòng, ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Trung Quốc. Riêng với đào tạo sinh viên dân sự, Học viện đang đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc. Từ khi thành lập đến nay, Học viện đã đào tạo số lượng lớn cán bộ, sỹ quan, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng cho Quân đội và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những đóng góp to lớn cho Quân đội và xã hội, cùng với nhiều thành tích xuất sắc đã đạt được trong gn 60 năm qua, Học viện Khoa học Quân sự đã được Nhà nước, Quân đội phong tặng nhiều phần thưởng cao quý.

2. Thành tích tiêu biểu

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2011);

- 02 Huân chương Bảo v Tổ quốc hạng Ba (2007, 2012);

- 02 Huân chương Chiến công hạng Nhất (1990, 2000);

- 01 Huân chương chiến công hạng Nhì (1987);

- 01 Huy chương Anh dũng hạng hai của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2012);

- 01 Huân chương I-xa-la của Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (1999)

- 01 Huân chương Lao động hạng N của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2004);

Và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho tập thể và cá nhân.

3. Địa điểm

- Cơ sở 1: Số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;

- Cơ sở 2: Xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội;

- Điện thoại: 0243.565.9449;

- Email: hocvienkhqs@gmail.com hoặc hvkhqs.edu.vn@gmail.com-

- Website: http://www.hvkhqs.edu.vn.

4. Đội ngũ giảng viên

Học viện có 20 khoa giáo viên, 100% cán bộ quản lý và giảng viên có trình độ đại học, 70% có trình độ sau đại học. Trong đó: thạc sĩ 165 người; tiến sĩ 25 người 01 Giáo sư, 12 Phó giáo sư, 07 Nhà giáo ưu tú.

5. Chuyên ngành đào tạo, tuyển sinh

- Đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học gồm các chuyên ngành:

+ Cử nhân ngôn ngữ Anh;

+ Cử nhân ngôn ngữ Nga;

+ Cử nhân ngôn ngữ Trung;

+ Cử nhân quân sự chuyên ngành Trinh sát Kỹ thuật;

+ Cử nhân quân sự chuyên ngành Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng;

- Đào tạo đại học (Hệ dân sự) gồm các chuyên ngành:

+ Cử nhân Ngôn ngữ Anh;

+ Cử nhân Ngôn ngữ Trung.

(Còn tiếp)
Các tin mới hơn
THỂ LỆ CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XII(01/03/2024)
Thể lệ cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực(10/11/2023)
LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ(26/08/2023)
Quy định về tổ chức tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng hệ quân sự tại các trường quân đội năm 2023(05/04/2023)
Hướng dẫn đăng ký sơ tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp quân sự và đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023(05/04/2023)
Các tin cũ hơn
Tài liệu Hỏi - Đáp về tuyển sinh quân sự vào các học viện, trường trong quân đội năm 2021(25/03/2021)
Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 74 năm ngày Truyền thống LLVT tỉnh Hải Dương (27/3/1947 – 27/3/2021)(24/03/2021)
Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021)(19/03/2021)
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lê Thanh Nghị (06/3/1911 - 06/3/2021)(02/03/2021)
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu (31/10/1945 - 31/10/2020)(04/09/2020)
na
Video
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website