Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ
Cựu chiến binh làm giàu từ vùng đất bãi
11/07/2022 06:48:02

12 năm qua, thương binh Phạm Xuân Thưởng, thôn Thanh Kỳ xã An Thanh - Tứ Kỳ (Hải Dương) đã kiên trì, vượt khó, cải tạo thành công 5,5 mẫu đất bãi ngoài sông Thái Bình để khai thác rươi, cáy và giúp đỡ, hỗ trợ nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình.

Đến thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh hỏi thăm Cựu chiến binh (CCB) Phạm Xuân Thưởng, chúng tôi được người dân ở đây chỉ dẫn nhiệt tình và ca ngợi tư duy, tầm nhìn làm kinh tế của ông. Đón tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, trong căn phòng khách treo nhiều Huân chương, Huy chương được Đảng và Nhà nước trao tặng cho ông, ông tự hào kể: Nhập ngũ ngày 25/8/1972, sau khi vào chiến trường miền Nam, ông được phân vào đội trinh sát, tiểu đoàn 2, trung đoàn Đồng Tháp 1 để thâm nhập vào bốt địch, vẽ lại sơ đồ tác chiến đánh bốt địch. Tham gia hàng trăm trận đánh khác nhau, vào ngày 29/4/1974, trong một lần đánh bốt Bằng Lăng, ông bị thương vào đầu gối chân phải. Đến tháng 3/1975, ông được chuyển ra Bắc và được chuyển về làm công nhân lái tàu ở công ty Sông Biển Hải Phòng. Đến năm 2004 ông nghỉ hưu. Trong quá trình chiến đấu, bị thương, ông được xác định thương tật 4/4 và bị nhiễm chất độc da cam 35%.

 
Cựu chiến binh Phạm Xuân Thưởng (người ngồi giữa) hào hứng giới thiệu mô hình lúa, rươi, cáy với cán bộ Ban CHQS huyện Tứ Kỳ.
 
Khi còn công tác, gia đình CCB Phạm Xuân Thưởng sinh sống ở Hải Phòng, đến năm 2009 thì trở về quê hương An Thanh. Trong thời gian làm công nhân lái tàu, ông được đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều mô hình làm giàu từ nông nghiệp, đặc biệt, khi đi dọc vùng bãi sông ở Hải Phòng, ông thấy có rất nhiều hộ dân ở nơi đây đã cải tạo vùng đất bãi để khai thác rươi, cáy đem lại thu nhập cao cho gia đình. Trở về quê hương, nhận thấy vùng đất bãi trên sông Thái Bình đầy tiêm năng nhưng bị bỏ hoang, cỏ dại mọc ngang người, năm 2010, ông Thưởng đã mạnh dạn xin thầu khoán 5,5 mẫu đất ngoài bãi đê sông Thái Bình để cải tạo, khai thác rươi, cáy. Ngay vụ đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm, đất mới nên việc khai thác rươi, cáy không thành công. Chia sẻ với chúng tôi về thời gian khó khăn đó, ông Thưởng nói: Ngay khi mới đấu thầu diện tích để khai hoang vùng đất bãi, rất nhiều người dân đã nói tôi bị "dở hơi", "thân làm tội đời" rồi sướng quá "lao ra bờ sông bãi sú" để làm khổ bản thân. Nghe những lời như thế tôi chỉ cười và càng muốn chứng minh cho mọi người thấy hiệu quả của mô hình khai thác rươi, cáy. Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", Thương binh tàn nhưng không phế, sau vụ đầu tiên thất bại, tôi đã sang vùng Tiên Lãng, Vĩnh Bảo ở Hải Phòng để học tập kinh nghiệm khai thác rươi, cáy. Xác định con rươi không có ruột, để tồn tại nó hấp thu qua da để phát triển nên không nuôi được. Khi quay về địa phương, gia đình ông đã đầu tư gần 1 tỷ đồng thuê máy xúc để hạ thấp cốt đất xuống 70 cm. Đồng thời, để con rươi to, đỏ, nhiều bột thì đất phải tơi xốp, nhiều mùn, gia đình ông đã mua phân gà về ủ 1 năm kèm theo rơm rạ, cỏ ủ hữu cơ tạo mùn để con rươi phát triển. Năm 2011, khai thác sản lượng rươi chỉ được khoảng 70kg đến 1 tạ/sào, giá bán cũng dao động 200 nghìn đồng/kg, đến năm 2014, sau khi được đầu tư, cải tạo đất, sản lượng rươi đã tăng gấp 10 lần, giá bán cũng tăng gấp đôi so với 2011. Qua 3 năm, gia đình đã hòa vốn và bắt đầu thu lãi. Năm 2021, từ 5,5 mẫu đất bãi, gia đình ông thu về trên 500 triệu đồng từ khai thác rươi, cáy. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu lãi 400 triệu đồng. Từ thành công của gia đình ông, hàng trăm hộ dân xã An Thanh đã tìm đến để học tập kinh nghiệm khai thác rươi, cáy vùng đất bãi. Ông cũng không ngại chia sẻ, hướng dẫn tận tình các phương pháp để khai thác rươi cáy. Từ chỗ chỉ một mình đầu tư khai thác rươi, cáy, đến nay mô hình này đã nhân rộng ra toàn xã, với khoảng 200 hộ khai thác trên 136ha ở vùng đất ngoài bãi đê. Mô hình của CCB Phạm Xuân Thưởng còn giúp đỡ tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 5 lao động với thu nhập bình quân từ 4 đến 6 triệu đồng một tháng.

Ông Đặng Văn Tăng, Chủ tịch Hội CCB xã An Thanh chia sẻ: “CCB Phạm Xuân Thưởng là tấm gương điển hình trong phong trào sản xuất, làm kinh tế giỏi của địa phương. Ngoài phát triển kinh tế gia đình, ông Thưởng còn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của Hội, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, giúp đỡ cho CCB có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. Từ đó, nhiều CCB thoát được nghèo, một số CCB còn vươn lên làm giàu”

Với những đóng góp tích cực của mình, CCB Phạm Xuân Thưởng đã được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của các ngành, các cấp; được công nhận danh hiệu CCB sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương.../.

Bài, ảnh: Nguyễn Văn Thế

Các tin mới hơn
Những "bông hồng" Hải Dương trên thao trường chuẩn bị kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ(18/04/2024)
Cán bộ chính trị giỏi tham mưu, sáng tạo trong công việc(19/03/2024)
Lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương hoàn thành đợt hành quân dã ngoại năm 2023(10/01/2024)
Ban CHQS thành phố Hải Dương hành quân dã ngoại làm công tác dân vận giai đoạn 2 năm 2023(28/12/2023)
Thiếu tá QNCN Phạm Văn Có nhặt được của rơi trả người đánh mất(15/11/2023)
Các tin cũ hơn
Chỉ huy trưởng gương mẫu(06/07/2022)
Chiến sĩ “sao vuông” làm theo lời Bác(29/06/2022)
Chỉ huy trưởng "2 giỏi"(22/04/2022)
Hiệu quả từ Quỹ “Nghĩa tình đồng đội”(19/04/2022)
Ban CHQS huyện Gia Lộc: Học và làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực(18/03/2022)
na
Video
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website