Lịch sử truyền thống
TRẬN ĐÁNH ĐỊCH Ở THÔN LÝ VĂN, XÃ PHÚ ĐIỀN, NAM SÁCH (Ngày 21 tháng 8 năm 1952)
24/12/2021 03:04:47

Thu đông năm 1951-1952, chiến trường của ta được mở rộng. Quân địch phải vội vã vét những đội quân chủ lực đang chiếm giữ đồng bằng để bổ sung cho chiến trường chính, làm cho hậu phương của chúng bị sơ hở. Thực hiện chủ trương của trên, Nam Sách tổng phá tế lần thứ hai, nhằm phá vỡ sự kìm kẹp của địch và giam chân chúng tại chỗ, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực của ta tiêu diệt địch trên chiến trường chính. Thực hiện chủ trương của trên, ngày 21 tháng 8 năm 1952, du kích xã Phú Điền do đồng chí Bão - Chính trị viên xã đội và đồng chí Sực - Xã đội phó, chỉ huy phối | hợp với 1 trung đội bộ đội địa phương huyện Nam Sách phục kích và ngăn chặn tiêu diệt 2 trung đội địch khi chúng từ đồn Lâm Xá xuống thôn Lý Văn thăm dò càn quét.

I. TÌNH HÌNH CHUNG

1. Địa hình:

Xã Phú Điền nằm ở phía đông huyện Nam Sách, xã có 7 thôn: Lâm Xá, Nam Khê, Phong Trạch, Lý Văn, Phú Xuyên, Kim Bảng, Lâm Xuyên. Phía đông giáp xã Cộng Hoà, phía nam giáp xã Cộng Lạc, phía tây và bắc giáp xã An Lâm.

Địa hình tương đối bằng phẳng, bao bọc xung quanh xã là sông ngòi. Ở chính giữa xã có con đường liên xã từ bến đò Cổ Pháp về thị trấn Nam Sách, nối liền đường 183 và quốc lộ 5A.

Xã nằm ở ven sông nên cây cối trong thôn rậm rạp xanh tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho ta cơ động ẩn nấp, đánh lừa nghi binh địch. Gây khó khăn cho địch phát hiện hoạt động của ta.

Trận đánh diễn ra vào tháng 8, thời tiết vẫn còn mưa nhiều, có ảnh hưởng đến công tác hậu cần kỹ thuật và việc bố trí chông mìn.

2. Tình hình địch:

Về lực lượng: Trên địa bàn huyện Nam Sách lực lượng địch chiếm đóng chủ yếu là lính ngụy. Xã Phú Điền có 7 thôn, thì 3 thôn có bọn hương dũng và bốt Quận dũng.

Tháng 7 năm 1952, địch đưa quân cơ động vào thôn Lâm Xá, càn quét tàn phá đốt hết nhà cửa của nhân dân, chặt cây cối trong vườn để đào đắp làm công sự, đồng thời làm quang đãng khu vực này để chúng dễ quan sát, làm cho ta không có chỗ ẩn nấp để đánh lại chúng. Sau khi càn quét xong, chúng để lại 1 đại đội lính Âu - Phi cùng với bọn ngụy quân (chỉ huy là tên tây trắng) có đầy đủ các loại vũ khí như đại liên, trung liên, các loại mìn, lựu đạn, dây thép gai... Hàng ngày chúng bắt nhân dân trong xã đào đắp công sự, chặt cây rào làng.

Về quy luật hoạt động của địch: Chúng kết hợp với bọn phản động, bọn hương dũng xuống các thôn lân cận càn quét vơ vét của cải.

Sẵn sàng tiếp ứng cho đội quân của chúng đang đánh chiếm huyện Kim Môn và ngăn cản khống chế ta mở rộng vùng du kích.

Chúng đặt đại liên và trung liên xung quanh đồn, bắn sang các thôn lân cận phục vụ cho chúng khi đi càn quét và tuần tra trên đường 5B bảo vệ hành lang an toàn của chúng.

3. Tình hình ta:

Được cấp trên trực tiếp chỉ đạo và sự hỗ trợ của bộ đội huyện, nhân dân xã Phú Điền tích cực đóng góp sức người, sức của, đào hầm bí mật che giấu cán bộ, cùng với lực lượng du kích xã quyết tâm đấu tranh chống sự càn quét của địch, bảo vệ làng, bảo vệ nhân dân.

Đối với bọn tề, ngụy phản động được nhân dân tuyên truyền giáo dục, giác ngộ đã có một số tên quay trở về với nhân dân, giao nộp vũ khí cho du kích của ta.

Lực lượng tham gia trận đánh được cấp trên quán triệt, giao nhiệm vụ và xác định tư tưởng tốt.

 

II. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU

1. Chủ trương, ý định và mệnh lệnh của trên:

Sau khi chiếm đóng được một số vị trí quan trọng của tỉnh, địch sẽ nhằm vào bình định các huyện có vị trí chiến lược quan trọng. Trong tháng 7 năm 1952 địch liên tiếp mở những cuộc tiến công vào Nam Sách nhằm ngăn chặn lực lượng vũ trang chủ lực của ta từ phía bắc tiến về. Trước tình hình phát triển của phong trào. Huyện uỷ Nam Sách chủ trương “Đẩy mạnh các hoạt động tác chiến của dân quân du kích xã lên một bước mới, có thể tự lực tiến công các toán nhỏ của địch, hoặc phối hợp với bộ đội huyện và bộ đội chủ lực, chống lại âm mưu bình định của địch”.

2. Nhiệm vụ của đơn vị tham gia chiến đấu:

Sau khi địch chiếm đóng ở bốt Lâm Xá, theo nhận định của trên sau những ngày tới địch sẽ tổ chức đi càn ở các thôn lân cận.

Thực hiện chủ trương của trên Chi bộ xã Phú Điền đã trao đổi bàn bạc tổ chức một trận đánh tiêu diệt địch khi chúng xuống các thôn càn quét, buộc địch phải co lại, tạo thế cho ta hoạt động. Tổ chức phương án chiến đấu theo sự chỉ đạo của cấp trên.

Trang bị vũ khí chủ yếu là vũ khí thô sơ, gây gộc, giáo mác và một số chông mìn, cạm bẫy, có 10 khẩu súng CKC kết hợp với vũ khí của trung đội bộ đội huyện.

3. Chuẩn bị chiến đấu:

Các tổ du kích ở 3 thôn tiến hành bí mật đào đắp công sự, ngụy trang, nghi binh địch, chuẩn bị lương thực, thực phẩm đánh địch lâu dài.

Bộ đội huyện tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn cho các tổ cách đào đắp công sự, ngụy trang đào hầm bí mật, hướng dẫn cách đặt chông mìn, cạm bẫy đánh địch đi càn, bảo vệ hành lang an toàn cho thôn.

Các tổ du kích ở làng ngày đêm cử người quan sát nắm tình hình hoạt động của địch, khi phát hiện địch xuống thôn nhanh chóng thông báo cho các tổ triển khai lực lượng sẵn sàng đánh địch.

4. Quyết tâm chiến đấu:

Bám đất, bám làng, quyết tâm tiêu diệt, đập tan mọi âm mưu của địch. Bí mật phục kích đợi địch đến gần bất ngờ nổ súng xung phong tiêu diệt quân địch.

5. Tổ chức hiệp đồng và công tác bảo đảm:

Sau khi chiếm đóng đồn Lâm Xá, địch rẽ theo đường 5B xuống thôn Lý Văn và thôn Phú Xuyên để càn quét. Đồng chí Bão - Chính trị viên xã đội đã bàn bạc với đồng chí Sực và đồng chí Trung đội trưởng bộ đội huyện xác định, khi địch tới đầu làng thôn Lý Văn thì nổ súng tiêu diệt địch.

Sử dụng lực lượng, tổ chức bố trí đội hình: Lực lượng du kích xã Phú Điền bố trí thành 3 tổ:

+ Tổ 1 do đồng chí Bão chỉ huy bố trí ở đầu thôn Kim Khê.

+ Tổ 2 do đồng chí Sực chỉ huy bố trí ở đầu thôn Phú Xuyên.

+ Tổ 3 bố trí ở đầu thôn Lý Văn do đồng chí trung đội trưởng bộ đội huyện chỉ huy.

Các tổ hàng ngày cho người tuần tra canh gác ngày đêm, khi phát hiện thì phát tín hiệu thông báo.

6. Tổ chức chỉ huy:

Đồng chí Bão Chính trị viên xã đội trực tiếp chỉ huy trận đánh; đồng thời phối hợp chặt chẽ với trung đội bộ đội huyện. Quan sát phát hiện địch chờ đến gần ra tín hiệu tập trung nổ súng vào đội hình địch, tiêu diệt và phối hợp xử trí các tình huống trong quá trình chiến đấu. Sau khi tiêu diệt địch xong nhanh chóng thu lượm vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng của địch, rút về vị trí an toàn củng cố lực lượng sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo.

III. DIN BIN, KT QU, Ý NGHĨA TRN ĐÁNH biến:

1. Diễn biến

Đúng như dự đoán, lúc 07 giờ sáng ngày 21 tháng 8 năm 1952, địch ở đồn Lâm Xá liều lĩnh đem 2 trung đội lính Âu - Phi và ngụy quân xuống thôn Lý Văn thăm dò lực lượng ta để càn quét. Tổ trinh sát đã phát hiện địch từ xa khi chúng ra khỏi đồn, kịp thời thông báo cho đồng chí Bão, đồng chí Sực và đồng chí trung đội trưởng bộ đội huyện, các tổ nhanh chóng ra vị trí chiến đấu. Giữ yếu tố bí mật, làm tốt công tác ngụy trang, đợi địch tới gần. Khi địch còn cách tổ 3 khoảng 50 mét lập tức đồng chí trung đội trưởng bộ đội huyện hạ lệnh nổ súng vào đội hình địch và hô xung phong. Khi nghe tiếng súng nổ của ta, 2 tổ còn lại cũng tiến hành nổ súng vào đội hình địch và hô xung phong. Bị đánh bất ngờ, địch không kịp trở tay, những tên sống sót không kịp chống cự vội vã chạy về đồn Lâm Xá, ta truy kích đến gần đồn thì quay lại.

Sau trận càn Lý Văn thất bại buộc địch hai tuần sau phải rút khỏi đồn Lâm Xá. Chi bộ kịp thời ổn định tình hình nhân dân, vận động nhân dân về làng dọn dẹp vườn tược, dựng nhà cửa, tiếp tục thu hoạch lúa màu, chuẩn bị làm vụ chiêm để lấy lương thực ăn và sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến.

Tiếp tục củng cố lực lượng dân quân du kích, tăng cường canh gác ngày đêm, bố trí chặn đánh các cuộc càn quét của địch ở các đồn lân cận các xã Cộng Hoà, Ái Quốc sang gây tội ác, bảo vệ cho nhân dân sản xuất.

Đến tháng 11 năm 1952, địch mở một trận càn lớn chưa từng có vào xã Phú Điền, đồng chí Sực – Xã đội phó và đồng chí Nguyễn Văn Tín – Công an huyện đã anh dũng hy sinh.

2. Kết quả:

Về địch: Bị tiêu diệt 5 tên lính Âu - Phi, 7 tên khác bị thương, bị thu 3 tiểu liên, một số đạn dược, quân trang, quân dụng và làm tinh thần địch hoang mang lo sợ.

Về ta: 01 đồng chí bị thương nhẹ.

3. Ý nghĩa:

Đây là một trận đánh phối hợp giữa lực lượng du kích với bộ đội địa phương huyện, thực hiện được ý định của cấp trên, tiêu diệt, tiêu hao nhiều sinh lực địch, cản phá được ý đồ càn quét của địch, thu hẹp lại vùng chiếm đóng của địch.

Với vũ khí trang bị của ta thô sơ so với địch quá chênh lệch nhưng tinh thần chiến đấu của bộ đội du kích anh dũng gan dạ, mưu trí, chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ, linh hoạt, biết chọn thời cơ, bí mật, bất ngờ.

Trận đánh thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua giết giặc lập công của du kích xã Phú Điền nói riêng và lực lượng vũ trang toàn huyện nói chung. Cung cấp thêm những kinh nghiệm về tổ chức chỉ huy chiến đấu, cách đánh táo bạo bất ngờ và đạt hiệu quả cao./.

Nguồn: Hải Dương - Một số trận đánh điển hình trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
(Tập 1 - Chống càn và đánh phá giao thông)
Các tin mới hơn
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Điện Biên Phủ(22/03/2024)
Người nhóm lửa cách mạng ở TP Hải Dương(27/09/2023)
Cầu phao đường sắt Phú Lương - kỳ tích thời chống Mỹ(20/09/2023)
Tuyên ngôn Độc lập - một áng văn lập quốc vĩ đại(02/09/2023)
Tiếng thơm Nguyễn Đức Sáu(04/07/2023)
Các tin cũ hơn
TRẬN CHỐNG CÀN TẠI THÔN GIANG HẠ, XÃ TÂN DÂN, CHÍ LINH (Ngày 25 tháng 11 năm 1952)(24/12/2021)
Trận cường tập cứ điểm Ô Mễ - Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Đêm ngày 25 rạng ngày 26 tháng 11 năm 1951)(09/12/2021)
Trận đánh địch tại Trường Con Gái, thị xã Hải Dương (Đêm 19, 20, 21 tháng 12 năm 1946)(03/12/2021)
Trận đánh ca nô địch trên sông Gùa tại thôn Bá Nha, xã Hợp Đức, huyện Thanh Hà (Ngày 25 tháng 3 năm 1948) (30/11/2021)
Trận đánh mìn phá hủy đoàn tàu hỏa chở lính Pháp của du kích xã Bình Định, huyện Cẩm Giàng (Ngày 05 tháng 10 năm 1948)(29/11/2021)
na
Video
Phóng sự Ảnh
Trang tin đơn vị
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website